简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Trong lĩnh vực giao dịch ngoại hối, việc tham gia quỹ cấp vốn mở ra nhiều cơ hội lớn cho các trader.
Trong lĩnh vực giao dịch ngoại hối, việc tham gia quỹ cấp vốn mở ra nhiều cơ hội lớn cho các trader. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, cũng tồn tại không ít rủi ro, mà một trong số đó là lỗi vi phạm quy tắc sụt giảm, dẫn đến việc tài khoản bị vô hiệu hóa. Những trường hợp như vậy thường xảy ra không phải vì trader cố ý, mà do chưa nắm rõ quy định hoặc thiếu kỷ luật trong cách quản lý tài khoản. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn để tránh những sai lầm đáng tiếc này và bảo vệ tài khoản của bạn tốt hơn.
Mỗi quỹ cấp vốn đều có các quy định riêng về giới hạn sụt giảm trong ngày và tổng thể tài khoản. Nhưng điểm chung là bạn phải hiểu cách tính toán để không mắc sai lầm. Trên thực tế, không ít trader chủ quan hoặc nhầm lẫn, cho rằng quy tắc của quỹ nào cũng giống nhau.
Chẳng hạn, một số quỹ sẽ tính mức giới hạn sụt giảm ngày dựa trên Equity hoặc Balance, tùy thuộc vào giá trị nào cao hơn vào đầu ngày giao dịch. Điều này có nghĩa là nếu bạn giữ lệnh qua đêm và Equity tăng, mức giới hạn sụt giảm ngày của bạn cũng sẽ thay đổi. Chính sự thiếu hiểu biết này khiến nhiều trader dù không thua lỗ vẫn vi phạm quy định.
1. Đặt rủi ro quá sát giới hạn sụt giảm ngày
Nhiều trader mắc lỗi khi giao dịch với mức rủi ro gần bằng giới hạn sụt giảm ngày. Hầu hết các quỹ thường đặt giới hạn sụt giảm ngày ở mức 5%, nhưng khuyến nghị chỉ nên sử dụng tối đa 3% rủi ro mỗi ngày để tránh những tình huống bất ngờ từ thị trường.
2. Chưa nắm rõ quy tắc
Dù các quỹ đều cung cấp bảng điều khiển giúp bạn theo dõi sụt giảm, nhưng việc chủ quan hoặc chưa hiểu rõ cách tính toán vẫn dẫn đến vi phạm. Vì vậy, trước khi bắt đầu, hãy đọc kỹ các quy định của từng quỹ mà bạn tham gia.
3. Thiếu kỷ luật khi giao dịch
Việc quen giao dịch tự do trên tài khoản cá nhân thường khiến trader không tuân thủ được các quy tắc khắt khe của quỹ. Đặc biệt, trong những chuỗi lệnh thua lỗ, tâm lý “gỡ gạc” rất dễ đẩy bạn vào tình trạng vượt quá giới hạn rủi ro cho phép.
4. Yếu tố khách quan từ thị trường
Trượt giá hoặc lỗi máy chủ từ nhà môi giới mà quỹ sử dụng cũng có thể khiến bạn vô tình vi phạm. Tuy nhiên, các trường hợp này thường ít được giải quyết, trừ khi lỗi xảy ra trên diện rộng và ảnh hưởng nhiều người.
Nhiều trader thắc mắc tại sao không lỗ mà vẫn bị vi phạm giới hạn sụt giảm ngày. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc giữ lệnh qua đêm, làm thay đổi mức Equity, dẫn đến giới hạn sụt giảm ngày được tính ở mức cao hơn Balance ban đầu.
Ví dụ, nếu tài khoản của bạn có Balance là $100,000 và Equity là $106,000 vào đầu ngày, giới hạn sụt giảm ngày sẽ được tính dựa trên Equity ($106,000), không phải Balance. Vì vậy, nếu Equity giảm xuống dưới $101,000 trong ngày, dù tài khoản không lỗ, bạn vẫn bị coi là vi phạm.
- Theo dõi sát tình trạng tài khoản: Hãy đăng nhập và kiểm tra bảng điều khiển của quỹ mỗi ngày để nắm rõ các giới hạn.
- Hạn chế giữ lệnh qua đêm: Thị trường ngoài giờ giao dịch thường biến động mạnh, dễ gây ra vi phạm do trượt giá hoặc khoảng trống giá (gap).
- Để lại khoảng dự phòng rủi ro: Đừng bao giờ sử dụng hết mức rủi ro cho phép, hãy để lại một phần dư để tránh bất ngờ trong những tình huống khẩn cấp.
Khi nhận thông báo vi phạm, trách nhiệm thường thuộc về trader. Tuy nhiên, nếu bạn tin rằng vi phạm xảy ra do lỗi khách quan, hãy giữ lại các bằng chứng như ảnh chụp màn hình hoặc video để hỗ trợ quá trình khiếu nại.
Tham gia quỹ cấp vốn không chỉ là cơ hội, mà còn là bài kiểm tra về kỷ luật và kỹ năng quản lý rủi ro. Hiểu rõ và tuân thủ quy tắc sẽ giúp bạn tiến xa mà không phải trả giá đắt.
Để luôn nắm bắt thông tin mới nhất và chính xác nhất về các quỹ cấp vốn cũng như đánh giá chi tiết từ cộng đồng trader toàn cầu, hãy truy cập WikiFX ngay hôm nay. WikiFX là nền tảng uy tín giúp bạn cập nhật đầy đủ thông tin về các quỹ, sàn môi giới và các xu hướng giao dịch nổi bật, giúp bạn tự tin hơn trong từng quyết định đầu tư!
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Mới đây, Bitcoin (BTC) đã đạt mức giá cao kỷ lục trên 97,500 USD vào thứ Năm ngày 21/11/2024, khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
FCA (Cơ quan Quản lý Tài chính của Anh) là một trong những cơ quan cấp phép được tin tưởng và công nhận rộng rãi trên toàn cầu. Vậy FCA là gì và tại sao các sàn giao dịch có FCA lại là sự lựa chọn an toàn cho các nhà đầu tư? Hãy cùng WikiFX tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày 21/11, thị trường Forex cho thấy sự kết hợp đầy thú vị giữa các yếu tố kỹ thuật và cơ bản.
Thị trường tiền điện tử, đặc biệt là Bitcoin, đang trải qua một giai đoạn sôi động chưa từng có, với giá thiết lập đỉnh lịch sử mới gần mốc $100,000.
STARTRADER
XM
FXTM
HFM
Octa
ATFX
STARTRADER
XM
FXTM
HFM
Octa
ATFX
STARTRADER
XM
FXTM
HFM
Octa
ATFX
STARTRADER
XM
FXTM
HFM
Octa
ATFX