简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Giá dầu giảm trong không khí giao dịch bất ổn do chịu áp lực bởi đồng USD mạnh lên và lo ngại ngày càng gia tang về số ca nhiễm mới virus Covid-19 có thể làm chậm nhu cầu xăng dầu.
Dầu giảm do USD mạnh lên và lo lắng về đại dịch
Giá dầu giảm trong không khí giao dịch bất ổn do chịu áp lực bởi đồng USD mạnh lên và lo ngại ngày càng gia tang về số ca nhiễm mới virus Covid-19 có thể làm chậm nhu cầu xăng dầu. Tuy nhiên, đà giảm được hạn chế bởi lo ngại về nguồn cung do những lệnh trừng phạt mới mà phương Tây áp đặt lên Nga.
Những lo lắng về nhu cầu gia tăng sau khi các nhà chức trách ở nước nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới - Trung Quốc - mở rộng các vùng phong tỏa ở Thượng Hải tới diện tích bao trùm toàn bộ 26 triệu dân của trung tâm tài chính.
Giá dầu Brent kết thúc phiên giảm 89 cent, tương đương 0,8% xuống 106,64 USD/thùng; dầu Tây Texas (Mỹ) giảm 1,32 USD, tương đương 1,3% xuống 101,96 USD.
Đồng USD đã tăng ngày thứ tư liên tiếp lên mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2020 so với một rổ tiền tệ khác. Đồng đô la mạnh hơn khiến giá dầu trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt –phiên 5/4 có lúc tăng lên 99,526, cao nhất kể từ cuối tháng 5/2020; kết thúc phiên chỉ số này vẫn tăng 0,5%, chốt ở 99,498. Trước đó, lúc đầu phiên, USD giảm sâu.
Vàng giảm do triển vọng chính sách ‘diều hâu’ của Ngân hàng trung ương Mỹ
Giá vàng giảm trong phiên 5/4 do lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng và kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ một cách tích cực, mặc dù nhu cầu tìm nơi trú ẩn an toàn ở vàng miếng vẫn cao trong bối cảnh phương Tây có thể áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Nga.
Giá vàng giao ngay lúc kết thúc phiên giảm 0,6% xuống 1.921,47 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 4 giảm 0,3% xuống 1.927,50 USD.
Thống đốc Fed, bà Lael Brainard, thường là một trong những nhà hoạch định chính sách ôn hòa nhất của Fed, hôm qua phát biểu rằng bà hy vọng việc tăng lãi suất có phương pháp và giảm nhanh bảng cân đối kế toán gần 9 nghìn tỷ USD có thể đưa chính sách tiền tệ của Mỹ về “vị trí trung lập hơn” vào cuối năm nay. Điều đó cho thấy Fed trong kỳ họp tới có thể giảm bảng cân đối kế toán khá mạnh mẽ và nhanh hơn nhiều so với chu kỳ trước, đồng thời sẵn sàng tăng lãi suấ thêm 50 điểm cơ bản vào bất kỳ thời điểm nào trong vài cuộc họp tới.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Trong bối cảnh căng thẳng chiến sự Nga - Ukraine gia tăng, giá dầu thế giới đã có một đợt tăng đáng kể.
Thị trường chứng khoán Mỹ tuần qua chứng kiến những biến động đáng chú ý, S&P 500 và Nasdaq tiếp tục tăng điểm nhờ sự hồi phục của nhóm cổ phiếu công nghệ. Tuy nhiên, chỉ số Dow Jones lại giảm nhẹ do lo ngại về chính quyền Trump.
Khi giá dầu thế giới phục hồi nhẹ sau đợt giảm mạnh, thị trường chứng khoán Mỹ lại vẫn “chưa chắc chân” sau báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) gần đây.
Những thay đổi từ chính sách kinh tế vĩ mô, động thái từ các ngân hàng trung ương, cùng với tình hình chính trị phức tạp đã tạo nên một mạng lưới ảnh hưởng đan xen, khiến thị trường biến động đáng kể. Những biến động này không chỉ tác động lên nền kinh tế Mỹ mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Pepperstone
FXTM
Vantage
OANDA
FxPro
ATFX
Pepperstone
FXTM
Vantage
OANDA
FxPro
ATFX
Pepperstone
FXTM
Vantage
OANDA
FxPro
ATFX
Pepperstone
FXTM
Vantage
OANDA
FxPro
ATFX