简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Là người mới bắt đầu hay một Trader chính hiệu, bạn biết gì về Mây Ichimoku?
Là người mới bắt đầu hay một Trader chính hiệu, bạn biết gì về Mây Ichimoku?
Ichimoku được khái niệm hóa vào cuối những năm 1930 bởi một nhà báo người Nhật tên là Goichi Hosada. Tuy nhiên, chiến lược giao dịch sáng tạo của ông chỉ được công bố vào năm 1969, sau nhiều thập kỷ nghiên cứu và cải tiến kỹ thuật.
Hosada gọi nó là Ichimoku Kinko Hyo, nghĩa là “biểu đồ cân bằng trong nháy mắt”. Ichimoku có thể trông rất phức tạp đối với những người mới bắt đầu giao dịch, nhưng sau khi hiểu được ý nghĩa của từng chỉ số và tại sao chúng được sử dụng bạn sẽ thấy rất đơn giản.
Cùng tìm hiểu phương pháp bạn có thể bổ sung thêm kiến thức chuyên môn lẫn cải thiện hiệu suất khi giao dịch Forex bằng các phân tích kỹ thuật này.
Mây Ichimoku là gì?
Ichimoku bao gồm 05 phần, 02 trong số 05 thành phần đó tạo thành một bộ phận có hình dáng giống đám mây nên các Trader vẫn hay gọi chỉ báo này là Ichimoku Cloud hay Mây Ichimoku.
Ichimoku Kinko Hyo là một hệ thống nhận dạng xu hướng dựa trên đường trung bình động (Moving Average). Biểu đồ sử dụng Ichimoku chứa nhiều dữ liệu hơn so với một biểu đồ thông thường, chính vì thế nó giúp Trader nhìn thấy một bức tranh toàn cảnh hơn về Price Action (Hành động giá).
Mây Ichimoku (Ichimoku Cloud, tên đầy đủ Ichimoku Kinko Hyo) là một trong những phương pháp phân tích kỹ thuật, kết hợp các chỉ số kỹ thuật khác nhau thành một chỉ báo duy nhất có thể dễ dàng thực hiện và diễn giải.
Phương pháp này được sử dụng trên các biểu đồ hình nến như một công cụ giao dịch, Trader chỉ phải nhìn vào biểu đồ để xác định động lượng của xu hướng, các mức hỗ trợ, kháng cự và cung cấp tín hiệu vào/ra lệnh chính xác. Vì vậy, Ichimoku được xem là một hệ thống giao dịch hoàn chỉnh.
Mây Ichimoku cung cấp cái nhìn toàn diện về các mức hỗ trợ/kháng cự, là thành phần nổi bật nhất và quan trọng nhất của Ichimoku.
Ichimoku được sử dụng tốt nhất cùng với các phương pháp phân tích kỹ thuật khác mặc dù mục tiêu của nó là chỉ báo “all in one”.
Thành phần và Xu hướng của Ichimoku
Kijun-sen (Base Line) – Đường Cơ sở (tên gọi khác là đường Xu hướng)
Công thức: Kijun-Sen = (High + Low) / 2, Chu kỳ 26
Kijun-sen được tính bằng cách tính tổng mức đỉnh cao nhất và mức đáy thấp nhất trong 26 chu kỳ vừa qua và chia kết quả cho hai.
Cách tính có phần khác biệt so với các đường MA nhưng Kijun-Sen vẫn được sử dụng như một đường MA dài hạn, và tất nhiên, các ngưỡng kháng cự, hỗ trợ tạo ra từ Kijun-Sen sẽ bền vững hơn so với những thành phần còn lại trong hệ thống giao dịch Ichimoku.
Bị lệ thuộc bởi High và Low trong một chu kỳ 26 phiên, nên giá trị của Kijun-Sen chỉ thay đổi khi giá vượt ra khỏi phạm vi cao nhất và thấp nhất. Nếu trong những chu kỳ tiếp theo đó, giá vẫn dịch chuyển bên trong phạm vi giữa High và Low cũ mà không hình thành High hoặc/và Low mới thì giá trị Kijun-Sen không đổi, đường Kijun-Sen đi ngang, thị trường đang trong xu hướng sideway.
Cách nhận biết xu hướng:
· Giá nằm trên Kijun-Sen, thị trường đang trong xu hướng tăng
· Giá nằm dưới Kijun-Sen, thị trường đang trong xu hướng giảm
Kijun-Sen càng dốc thì lực của xu hướng càng mạnh. Mang tính chất của đường MA chậm nên các tín hiệu nhận được bị trễ hơn so với đường đi của giá.
Tenkan-sen (Turning Line) – Đường Chuyển đổi (tên gọi khác là đường Tín hiệu)
Công thức: Tenkan-Sen = (High + Low) / 2, Chu kỳ 9
Tenkan-sen được tính bằng cách tính tổng đỉnh cao nhất và đáy nhất cao nhất trong 9 chu kỳ vừa qua và sau đó chia kết quả cho hai.
Được sử dụng chu kỳ ngắn hơn, Tenkan-Sen phản ứng nhanh hơn và bám sát đường giá hơn so với Kijun-Sen. Do đó, trong hệ thống giao dịch Ichimoku, Tenkan-Sen đóng vai trò như môt đường MA ngắn hạn. Sự giao cắt giữa đường MA nhanh (Tenkan-Sen) và MA chậm (Kijun-Sen) tạo ra tín hiệu giao dịch hiệu quả, giúp trader xác định thời điểm vào lệnh hợp lý trong hệ thống Ichimoku này.
Cách nhận biết xu hướng:
· Giá nằm trên Tenkan-Sen: thị trường đang trong xu hướng tăng
· Giá nằm dưới Tenkan-Sen: thị trường đang trong xu hướng giảm
Chickou-Span (Lagging Line) – Đường trễ
Công thức: Chikou-Span = Close (phiên hiện tại), lùi về trước 26 phiên
Chickou Span là giá đóng cửa của chu kỳ hiện tại được vẽ trong 26 ngày trở lại trên biểu đồ. Dòng này được sử dụng để hiển thị các khu vực có thể hỗ trợ và kháng cự.
Khoảng cách từ Chikou-Span đến đường giá sẽ thể hiện cường độ lực của xu hướng hiện tại so với thời điểm cách đó 26 phiên. 26 là một con số khá quan trọng trong tài chính vì nếu xét ở khung thời gian D1 thì khoảng thời gian 26 ngày chính là độ dài của một tháng. Chikou-Span nằm trên đường giá và cách xa đường giá cho thấy thị trường đang trong xu hướng tăng, giá lập đỉnh mới so với tháng trước và cường độ xu hướng tăng là mạnh.
Cách nhận biết xu hướng:
· Chikou-Span nằm trên đường giá: xu hướng tăng. Chikou-Span càng xa đường giá thì lực tăng của xu hướng càng mạnh
· Chikou-Span nằm dưới đường giá: xu hướng giảm. Tương tự, Chikou-Span càng xa đường giá thì lực giảm của xu hướng càng mạnh
· Chikou-Span đi dọc theo đường giá, sát với đường giá: xu hướng sideway
Senkou Span A (Leading Span A) – Đường dẫn A
Công thức: Senkou-Span A = (Kijun-Sen + Tenkan-Sen) / 2, tiến về trước 26 phiên
Senkou Span A được tính bằng cách thêm tenkan-sen và kijun-sen, chia kết quả cho hai, và sau đó vẽ kết quả 26 chu kỳ phía trước.
Senkou-Span B (Leading Span B) – Đường dẫn B
Công thức: Senkou-Span B = (High + Low) / 2, chu kỳ 52, tiến về trước 26 phiên
Senkou Span B được tính bằng cách thêm mức đỉnh cao nhất và mức đáy thấp nhất trong 52 chu kỳ vừa qua, chia cho hai, và sau đó vẽ kết quả 26 chu kỳ trước.
Kumo (Cloud) – Mây Ichimoku
Hai đường dẫn A và B tạo thành một bộ phận có hình dáng giống đám mây, gọi là Mây Ichimoku và đám mây này cũng có tên gọi riêng là Kumo, hay Mây Kumo.
Kumo (Đám mây) là nhân tố trung tâm của hệ thống Ichimoku, là vùng hỗ trợ và kháng cự, được tạo lập bởi các đường chính yếu A và B.
Màu Của Mây Kumo
· Nếu đường Senkou-Span A nằm trên đường Senkou-Span B thì Kumo sẽ mang màu sắc của Senkou-Span A và ngược lại, báo hiệu một xu hướng tăng giá tiềm năng và ngược lại, xu hướng được báo hiệu là giảm giá Senkou-Span A nằm trên đường Senkou-Span B.
· Nếu Senkou Span A cắt Senkou Span B thì màu của mây Kumo thay đổi, báo khả năng thay đổi xu hướng.
· Phần Kumo đi trước giá còn được gọi là mây Kumo tương lai.
Độ Dày Của Mây Kumo
· Độ dày của Mây Kumo cho thấy mức độ giao động của giá (momentum). Kumo càng dày thì độ dao động càng mạnh, ngược lại, Kumo càng mỏng thì độ dao động càng yếu. Bên cạnh đó, Mây Kumo càng dày thì mức hỗ trợ/kháng cự của nó càng mạnh.
Trader có thể xác định xu hướng và hành vi phía sau biến động của thị trường, tuy nhiên điều quan trọng cần nhớ là, đỉnh và đáy của Mây Kumo là các đường hỗ trợ và kháng cự, vì vậy ngay cả Mây Kumo mỏng có thể đẩy giá quay lại hướng cũ, tuy nhiên xác suất thấp hơn.
Mây Kumo So Với Giá
· Một trong những điều cơ bản nhất của Ichimoku: nếu giá nằm trên Mây Kumo, thì xu hướng tăng giá, và nếu giá nằm dưới Mây Kumo, thì xu hướng là giảm giá. Nó rất dễ nhìn và dễ xác định liệu xu hướng tổng là tăng hay giảm với phương pháp này.
· Mọi xu hướng bắt đầu với một sự đột phá Mây Kumo, khi giá đột phá từ Mây Kumo lên trên hoặc xuống dưới, tuy nhiên một đột phá Mây Kumo hoàn hảo thì Chikou Span phải cũng đột phá từ Mây Kumo để xác nhận hướng. Khi giá đang trong Mây Kumo, nó cho thấy sự tạm dừng trong xu hướng.
Mây Kumo Với Chikou Span
· Chikou Span có thể trên Mây Kumo (xu hướng tăng), dưới Mây Kumo (xu hướng giảm), hoặc trong Mây Kumo (xu hướng trung tính, không xác định). Chikou Span là công cụ xác nhận xu hướng rất quan trọng, vì vậy nó cần luôn được tính trong phân tích biểu đồ.
Mây Kumo Với Kijun-Sen Và Tenkan-Sen
· Tuy vị trí của Kijun-Sen và Tenkan-Sen thường được so với giá, thì vị trí của nó với Mây Kumo cũng có thể là chỉ báo của độ mạnh xu hướng. Nếu các đường này đang đâm lên trên Mây Kumo, thì nó hỗ trợ thêm xu hướng tăng. Ngược lại thì nó hỗ trợ sự tiếp tục của xu hướng giảm.
Trong xu hướng tăng, mây Kumo đóng vai trò là một vùng hỗ trợ quan trọng.
Trong xu hướng giảm, mây Kumo đóng vai trò là một vùng kháng cự quan trọng.
Cách nhận biết xu hướng:
· Giá nằm trên mây Kumo: xu hướng tăng
· Giá nằm dưới mây Kumo: xu hướng giảm
· Giá nằm bên trong mây Kumo: xu hướng đi ngang
· Mây Kumo càng dày thì lực của xu hướng càng lớn, giá khó breakout khỏi mây và ngược lại.
Chiến lược giao dịch kết hợp giữa các yếu tố của Ichimoku
· Xác Định Xu Hướng Và Sự Điều Chỉnh Với Ichimoku
Giá di chuyển trên đám mây, cho thấy xu hướng tăng
Giá di chuyển dưới đám mây, cho thấy xu hướng giảm
Giá di chuyển trong đám mây, cho thấy xu hướng đi ngang
Màu của đám mây thay đổi cho thấy sự điều chỉnh đảo chiều xu hướng trong thời gian tới
· Xác Định Sự Hỗ Trợ Và Mức Kháng Cự Với Ichimoku
Đường chính yếu A của đường đầu tiên hỗ trợ với xu hướng tăng
Đường chính yếu B của đường thứ 2 hỗ trợ với xu hướng tăng
Đường chính yếu A đầu tiên của mức kháng cự với xu hướng giảm
Đường chính yếu B của đường thứ 2 mức kháng cự với xu hướng giảm
Các dấu hiệu mạnh cho việc Mua/Bán xuất hiện phía trên Mây Ichimoku
· Đường chuyển đổi cắt đường cơ bản từ dưới lên, đây là dấu hiệu để mua (BUY).
· Đường chuyển đổi cắt đường cơ bản từ trên xuống, đây là dấu hiệu để bán (SELL).
Các dấu hiệu yếu cho việc Mua/Bán xuất hiện phía trên Mây Ichimoku
· Đường chuyển đổi cắt đường cơ bản từ dưới lên, đây là dấu hiệu để mua.
· Đường chuyển đổi cắt đường cơ bản từ trên xuống, đây là dấu hiệu để bán.
Ichimoku hiện tại đang là một chỉ báo kỹ thuật hoàn chỉnh nhất hiện nay, các Trader có thể sử dụng Ichimoku như một hệ thống giao dịch tối ưu nhất cho riêng mình nhưng nó đòi hỏi các Trader phải học hỏi và nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về mọi khía cạnh của chỉ báo này.
Hơn hết, Trader luyện tập giao dịch với các tín hiệu từ Ichimoku thường xuyên, tích lũy kỹ năng giao dịch, kỹ năng cảm nhận, phân tích thị trường. Từ đó, có thể xây dựng được một hệ thống giao dịch tối ưu nhất khả năng mang về nhiều lợi nhuận tiềm năng nhất trong dài hạn cho mình.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
CẢNH BÁO:
Lợi dụng sự cả tin của người dùng và uy tín thương hiệu WikiFX Việt Nam, trong thời gian qua, một số cá nhân, tổ chức thành lập fanpage giả mạo WikiFX Việt Nam đã sử dụng nhiều thủ thuật nhằm cố ý tạo sự nhầm lẫn để lừa người dùng như sao chép nội dung trái phép, tạo trang, nhóm,… với các mục đích không rõ ràng.
WikiFX Việt Nam xin thông báo, hiện nay chúng tôi chỉ sở hữu các fanpage sau:
1. Tên đầy đủ: WikiFX Việt Nam (chữ X viết hoa)
Link chính thức: https://www.facebook.com/wikifx.vn
2. Tên đầy đủ: WikiFx Việt Nam (chữ x viết thường)
Link chính thức: https://www.facebook.com/VietnamWikiFX
3. Website chính thức: https://www.wikifx.com/vn_vi/
Mọi Fanpage khác đều không phải của WikiFX Việt Nam. CHÚNG TÔI KHÔNG LIÊN QUAN VÀ KHÔNG CHỊU TRÁCH NHIỆM với bất kỳ thông tin nào được đăng tải không thuộc 02 Fanpage chính thức như trên.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Cặp tiền USD/JPY được dự đoán sẽ tăng dựa trên cả phân tích cơ bản và kỹ thuật. Các yếu tố cơ bản bao gồm việc ngân hàng Nhật Bản (BoJ) có thể làm dịu chính sách mua trái phiếu quyết liệt, dẫn đến sự suy yếu của đồng Yên. Các chỉ số kỹ thuật cho thấy xu hướng tăng tiếp tục, với khả năng sửa chữa khi giá đạt vùng từ 157.7 đến 160.
Dự kiến Cục Dự trữ Liên bang sẽ giữ nguyên lãi suất, điều này có thể hỗ trợ đồng USD và gây áp lực lên giá vàng nếu lập trường diều hâu được thực hiện. Giá vàng tiếp tục giảm sau khi phá vỡ mô hình nêm tăng, với mức hỗ trợ chính ở mức $2250. Chỉ số RSI 14 ngày cho thấy khả năng tiếp tục giảm trừ khi giá phục hồi trên các đường trung bình động 50 ngày và 21 ngày.
Lợi tức Kho bạc Hoa Kỳ nhích cao hơn vào sáng thứ Ba, trước cuộc họp chính sách tháng 12 của Cục Dự trữ Liên bang.
Theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank, động thái được dự đoán rộng rãi của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhằm đẩy nhanh việc chấm dứt chương trình mua trái phiếu không có khả năng dẫn đến biến động trên thị trường châu Á, theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank.
EC Markets
HFM
FxPro
FOREX.com
XM
IC Markets Global
EC Markets
HFM
FxPro
FOREX.com
XM
IC Markets Global
EC Markets
HFM
FxPro
FOREX.com
XM
IC Markets Global
EC Markets
HFM
FxPro
FOREX.com
XM
IC Markets Global