简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:USD vẫn là đồng tiền chung trong nhiều giao dịch quốc tế. Do đó, Trung Quốc có thể đối mặt nguy cơ thiếu nguồn cung ngoại tệ nếu căng thẳng với Mỹ kéo dài.
Theo South China Morning Post, các lệnh trừng phạt của tổng thống Mỹ Donald Trump nhắm vào Trung Quốc đối với quyết định áp đặt luật an ninh quốc gia tại Hong Kong có thể đánh dấu sự khởi đầu của quá trình giảm nguồn tiếp cận USD cho chính quyền Bắc Kinh.
Mặc dù các biện pháp cụ thể từ phía Mỹ vẫn chưa rõ ràng, nhưng các lệnh trừng phạt cực đoan có thể nhắm tới các công ty và tổ chức tài chính Trung Quốc. Ngoài ra, nếu Mỹ tiếp tục đối đầu với Trung Quốc về vấn đề Hong Kong, thỏa thuận thương mại giai đoạn I của hai bên có thể sẽ sụp đổ triệt để.
Thực tế cho thấy USD vẫn là đồng tiền giao dịch quốc tế chính trên toàn cầu và cho các hoạt động kinh doanh, thanh toán và đầu tư. Nếu kéo dài căng thẳng với Mỹ, Trung Quốc có thể thiếu USD để duy trì các hoạt động thương mại.
Mỹ có thể gia tăng các hạn chế để kìm hãm quan hệ tài chính và thương mại với Trung Quốc, từ đó dần bóp nghẹt nguồn cung đồng USD của chính quyền Bắc Kinh. Với Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong được thông qua năm ngoái, chính quyền Nhà Trắng sẽ thực hiện xử phạt cá nhân và tổ chức Trung Quốc vi phạm Đạo luật này như một biện pháp trừng phạt.
Tùy thuộc vào bản chất của các lệnh trừng phạt mà Mỹ áp dụng, các tổ chức tài chính quốc tế có thể hạn chế hoặc thậm chí cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ với các ngân hàng Trung Quốc, đóng sập cửa các ngân hàng này tiếp cận thị trường đồng USD toàn cầu.
Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt từ phía Mỹ vẫn chưa cụ thể. Ví dụ, Michael Every, chiến lược gia cấp cao khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Rabobank, lo ngại nếu điều này xảy ra thì liệu các ngân hàng Trung Quốc khi thực hiện giao dịch quốc tế với những cá nhân đó có phải chịu lệnh trừng phạt tương tự hay không.
Trong phần lớn thập kỷ, Trung Quốc luôn duy trì tình trạng thặng dư USD. Cuối năm 2019, Trung Quốc dư 40,5 tỷ USD. Tuy nhiên bước sang quý I/2020, quốc gia này đã thâm hụt 29,7 tỷ USD, trở thành nước xuất khẩu ròng đồng USD lớn trên thế giới.
Trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, Trung Quốc cần một lượng ngoại tệ, cụ thể là USD lớn để nhập khẩu hàng hóa và chi trả phí tiêu dùng. Sự thiếu hụt nguồn cung USD của Trung Quốc sẽ trở nên trầm trọng hơn khi cuộc thương chiến Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng.
Nhiều nhà phân tích dự đoán trong trung hạn, cán cân thương mại Trung Quốc có thể chuyển về gần bằng không. Mặt khác, vị thế thương mại của Trung Quốc có thể tuột dốc hơn nữa nếu chính phủ các nước Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu kêu gọi các công ty sản xuất rút khỏi Trung Quốc để đảm bảo chuỗi cung ứng.
Trung Quốc kẹt giữa tình thế khó khăn khi vừa phải giảm bớt áp lực từ vấn đề thiếu hụt đồng USD, vừa phải cân bằng các điều khoản trong thỏa thuận thương mại với Mỹ. Chính quyền Bắc Kinh hy vọng các nỗ lực cải cách tài chính trong nước sẽ thúc đẩy dòng vốn đầu tư chảy vào thị trường nội địa, trong đó có các chính sách liên kết cổ phiếu và trái phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài.
“Trung Quốc phải chèo chống trong việc duy trì dòng chảy USD trong hoạt động thương mại, hoặc sức mạnh của đồng đôla Mỹ toàn cầu sẽ loại trừ Trung Quốc. Điều này tương đương với việc đặt một ”tấm màn tre“ vây quanh Trung Quốc và phần còn lại của thế giới”, ông Micheal Every bình luận.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Giá vàng giao ngay XAU/USD giảm gần 18 đô la, đóng cửa dưới 2.450 đô la, sau khi báo cáo CPI mới nhất của Mỹ giảm kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất đáng kể của Fed. CPI tăng 0,2% trong tháng 7, với mức tăng đáng chú ý ở tiền thuê nhà, đặc biệt là "tiền thuê nhà tương đương của chủ sở hữu," tăng tốc lên 0,36%, góp phần vào sự thất vọng của thị trường.
Cặp USD/JPY đang giao dịch dưới 157.00, với đồng Yên Nhật mạnh lên do tâm lý rủi ro trong phiên châu Á. Cặp tiền này hiện đang tập trung vào khả năng can thiệp bằng lời nói của Nhật Bản và dữ liệu kinh tế Mỹ sắp tới. Vào thứ Hai, USD/JPY giảm hơn 0.20% và hiện ở mức 156.96, với triển vọng giảm giá có thể tiếp tục.
USD/JPY giao dịch dưới mức 157.50 do đồng yen Nhật Bản tăng cường sau các cảnh báo từ chính quyền Nhật Bản, mặc dù đồng đô la Mỹ mạnh mẽ và lợi suất trái phiếu Mỹ đang tăng. Can thiệp bị nghi ngờ đã khiến cặp tiền này giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng, các nhà giao dịch cảnh giác với các hành động tiếp theo. Sự phục hồi nhẹ của lợi suất trái phiếu Mỹ hỗ trợ đồng đô la, nhưng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9 có thể hạn chế mức tăng.
Tuần này là thời điểm quan trọng cho các thị trường toàn cầu, với các sự kiện kinh tế và chính trị lớn diễn ra ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương.
FP Markets
FOREX.com
HFM
Tickmill
Pepperstone
FBS
FP Markets
FOREX.com
HFM
Tickmill
Pepperstone
FBS
FP Markets
FOREX.com
HFM
Tickmill
Pepperstone
FBS
FP Markets
FOREX.com
HFM
Tickmill
Pepperstone
FBS