简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Bản quyền hình ảnhGetty ImagesImage captionKhu trục hạm Wayne E. Meyer trong cảng Los Angeles hồ
Bản quyền hình ảnhGetty ImagesImage caption
Khu trục hạm Wayne E. Meyer trong cảng Los Angeles hồi 2012
Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ trong việc một khu trục hạm của hải quân Hoa Kỳ vừa áp sát phạm vi 12 hải lý đối với hai đảo nhân tạo thuộc Quần đảo Trường Sa.
Bộ Tư lệnh Tác chiến Miền Nam của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã gửi tàu thuyền và phi cơ ra theo dõi, giám sát hoạt động của tàu Mỹ, phát ngôn viên quân đội Lý Hoa Mẫn nói.
Tàu Mỹ vào sát Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn
Bắc Kinh nói Mỹ 'kích động ác ý' về hoạt động của TQ ngoài khơi VN
Tàu Hải Dương 8 vào gần bờ biển Việt Nam
Bãi Tư Chính: VN tái yêu cầu Trung Quốc rút tàu
Quân đội Trung Quốc trong tuyên bố ra đầu giờ sáng thứ Năm nói tàu khu trục Wayne E. Meyer đã “xâm phạm vùng lãnh hải Trung Quốc” trong hôm thứ Tư 28/8 khi không được phép của chính quyền Bắc Kinh, ông Lý nói, và phía Trung Quốc đã cảnh cáo, yêu cầu tàu Mỹ rời đi.
“Thực tế này chứng minh rằng cái gọi là 'tự do đi lại' của Hoa Kỳ thực sự chính là sự xác quyết quyền bá chủ trên biển, phớt lờ luật pháp quốc tế, làm tổn hại nghiêm trọng chủ quyền và các lợi ích an ninh của Trung Quốc, và làm tổn hại nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định trong vùng Biển Nam Trung Hoa (cách Trung Quốc gọi Biển Đông),” ông Lý nói.
“Chúng tôi thúc giục phía Mỹ hãy ngay lập tức chấm dứt các hành động mang tính khiêu khích như vậy, nhằm tránh để xảy ra những sự việc ngoài mong muốn.”
Xác quyết quyền trên biển
Quan điểm từ lâu nay của quân đội Mỹ là cần tiến hành các chiến dịch tự do đi lại trên toàn cầu, và việc này được thực hiện riêng rẽ khỏi các cân nhắc chính trị.
Hoa Kỳ thường xuyên thực hiện các chiến dịch này tại Biển Đông, nhằm “thách thức các yêu sách quá quắt trên biển và bảo toàn quyền tiếp cận vào tuyến đường biển theo quy định của luật quốc tế”, quân đội Mỹ nói.
Bản quyền hình ảnhGetty ImagesImage caption
Hình chụp từ vệ tinh 5/2018 cho thấy trên Đá Vành Khăn có các tòa nhà, kiến trúc kiên cố đã được xây cất
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên một tàu chiến Mỹ thách thức đồng thời hai tiền đồn quân sự của Trung Quốc trong cùng một lần thực thi chiến dịch “tự do đi lại”.
Trung Quốc không cho tàu chiến Hoa Kỳ ghé cảng Hong Kong
Tàu chiến Mỹ áp sát bãi cạn Scarborough
Tàu Mỹ áp sát Hoàng Sa khiến Bắc Kinh giận dữ
Biển Đông: Tàu Mỹ tới Gạc Ma, TQ tập bắn đạn thật
Tàu khu trục Wayne E. Meyer thuộc lớp Arleigh Burke hôm thứ Tư 28/8 vào sát phạm vi 12 hải lý quanh Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn thuộc Quần đảo Trường Sa.
Đây là nơi có tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippines và Đài Loan, nhưng Trung Quốc đã cơi nới thành đảo nhân tạo và xây cất các “cơ sở vật chất có khả năng dùng cho mục tiêu quân sự”.
Trên Đá Vành Khăn, Bắc Kinh đã xây cất đường băng và bãi đáp máy bay, còn Đá Chữ Thập được xây cất tòa nhà bê tông với hệ thống antenna radar cao tần.
Đá Chữ Thập cũng là nơi mà tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc được cho là đã ghé vào để tiếp liệu sau khi tạm rút khỏi khu vực Bãi Tư Chính ở ngoài khơi Việt Nam khoảng gần một tuần hồi đầu tháng Tám.
Bản quyền hình ảnhGetty ImagesImage caption
Hình ảnh chụp từ vệ tinh Đá Chữ Thập 8/2018
Ngay trước khi khu trục hạm Wayne E. Meyer vào sát các đảo nhân tạo, Bắc Kinh hôm thứ Ba đã từ chối việc để một chiến hạm Mỹ ghé thành phố cảng Thanh Đảo của Trung Quốc.
“Chúng tôi gần đây nhận được thông báo là họ không tiện tiếp đón cuộc cập cảng đã được lên kế hoạch từ trước tới Thanh Đảo,” Randall Schriver, trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ, phụ trách khu vực Á châu, nói.
Trước đó, Trung Quốc cũng đã không cho hai chiến hạm khác của Hải quân Mỹ cập cảng Hong Kong, vùng đặc khu hành chính đang có các cuộc biểu tình kéo dài phản đối nhà cầm quyền thân Bắc Kinh.
Trung Quốc và Mỹ đã đấu khẩu về điều mà Washington nói và việc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông qua việc xây cất các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo, các bãi đá ở vùng biển có tranh chấp này.
Bắc Kinh thì nói việc xây cất là cần thiết để phòng vệ, và nói Mỹ phải chịu trách nhiệm về việc làm căng thẳng thêm tình hình qua việc đưa tàu chiến và máy bay quân sự tới gần các đảo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Tin cho hay ngân sách quốc phòng của Trung Quốc trong năm 2019 sẽ tăng 7,5% so với năm 2018.
Việc tăng cường quân sự của Bắc Kinh khiến các nước láng giềng và các đồng minh phương Tây của họ lo ngại, nhất là với việc Trung Quốc càng trở nên quyết liệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Hoa Đông và Biển Đông cũng như trong vấn đề Đài Loan.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
FOREX.com
Tickmill
FXTM
TMGM
EC Markets
HFM
FOREX.com
Tickmill
FXTM
TMGM
EC Markets
HFM
FOREX.com
Tickmill
FXTM
TMGM
EC Markets
HFM
FOREX.com
Tickmill
FXTM
TMGM
EC Markets
HFM