简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Account equity (vốn thực có trong tài khoản) hay đơn giản là “vốn chủ sở hữu” thể hiện giá trị hiện tại trong tài khoản giao dịch của bạn.
Account equity (vốn thực có trong tài khoản) hay đơn giản là “vốn chủ sở hữu” thể hiện giá trị hiện tại trong tài khoản giao dịch của bạn.
Equity (vốn chủ sở hữu) chính là giá trị hiện tại của tài khoản và biến động theo từng tích tắc khi bạn theo dõi trên sàn giao dịch ở màn hình của mình.
Vốn chủ sở hữu bằng với tổng số dư tài khoản của bạn cộng với khoản lãi hoặc lỗ thả nổi (chưa thực hiện) của các lệnh giao dịch đang mở.
Equity (vốn chủ sở hữu) của bạn tăng khi các giao dịch hiện tại của bạn tăng giá trị và ngược lại.
Cách tính Equity (vốn chủ sở hữu) khi bạn không có giao dịch nào đang mở
Nếu bạn không có lệnh nào đang mở thì Equity (vốn chủ sở hữu) của bạn chính bằng với Balance (số dư tài khoản giao dịch).
Equity = Balance
Ví dụ cho trường hợp của Equity (vốn chủ sở hữu tài khoản) khi bạn không có giao dịch nào đang mở
Bạn nạp 1000 USD vào tài khoản giao dịch của mình.
Vì bạn chưa mở bất kỳ giao dịch nào cho nên Account Balance (số dư tài khoản) và Equity (vốn chủ sở hữu) của bạn là như nhau.
Cách tính Equity (vốn chủ sở hữu) nếu bạn có giao dịch đang mở
Nếu bạn có lệnh đang mở, Equity (vốn chủ sở hữu) của bạn bằng tổng Account Balance (số dư tài khoản) và Floating Profits or Losses (lãi/lỗ thả nổi) của tài khoản của bạn.
Euqity = Account Balance + Floating Profits (or Losses)
Ví dụ về Equity (vốn chủ sở hữu) khi giao dịch hiện tại đang bị lỗ
Bạn nạp 1000 USD vào tài khoản giao dịch của mình.
Beyoncé có đăng trên Twitter nói rằng mình đang bán khống cặp tiền GBP/USD. Bởi vì cô là Beyoncé, bạn làm theo những gì cô ấy nói và cũng bán khống như thế.
Tỷ giá biến động ngay lập tức theo chiều hướng không có lợi cho bạn và giao dịch của bạn đang gánh khoản lỗ thả nổi là 50 USD.
Equity = Account Balance + Floating Profits (or Losses)
$950 = $1,000 + (-$50)
Lúc này Equity (vốn chủ sở hữu) trong tài khoản của bạn là 950 USD.
Ví dụ về Equity (vốn chủ sở hữu) khi giao dịch hiện tại đang lãi
Beyoncé lại đăng lên Twitter nói rằng mình đã đổi ý. Cô hiện đang mua khống cặp tiền GBP/USD .
Cô ấy không chỉ điên cuồng trong tình yêu mà còn cả trên sàn giao dịch.
Nhưng bởi vì đó là Queen B nên bạn vẫn làm theo những gì cô ấy nói và cũng mua khống theo cô ấy.
Tỷ giá biến động ngay tức thì theo chiều hướng có lợi cho bạn và giao dịch của bạn đang có khoản lãi thả nổi là 100 USD.
Equity = Account Balance + Floating Profits (or Losses)
$1,100 = $1,000 + $100
Lúc này Equity (vốn chủ sở hữu) trong tài khoản của bạn là 1100 USD.
Equity (vốn chủ sở hữu) của bạn liên tục biến động theo tỷ giá thị trường hiện tại miễn là bạn có giao dịch đang mở.
Equity (vốn chủ sở hữu) hiển thị giá trị “TẠM THỜI” trong tài khoản của bạn tại thời điểm hiện tại. (Khác với hình xăm không phải là thứ tồn tại tạm thời)
Đó là lý do tại sao vốn chủ sở hữu được gọi là “Floating Account Balance” (số dư tài khoản thả nổi). Nó sẽ trở thành “Real Account Balance” (số dư tài khoản thực) chỉ khi bạn đóng tất cả các giao dịch của mình lại ngay tức thì.
Sự khác nhau giữa Balance (số dư) và Equity (vốn chủ sở hữu)
Hãy bắt đầu bằng một câu hỏi đơn giản.
Nếu tài khoản của bạn “đứng im” hoặc KHÔNG có bất kỳ lệnh mở nào thì lúc này Balance (số dư) và Equity (vốn chủ sở hữu) là NHƯ NHAU.
Nhưng nếu bạn có lệnh đang mở thì Balance (số dư) và Equity (vốn chủ sở hữu) sẽ khác nhau.
- Balance (số dư) thể hiện tình trạng lãi/lỗ của tài khoản khi đã đóng hết các lệnh.
- Equity (vốn chủ sở hữu) thể hiện tình trạng lãi/lỗ theo thời gian thực của cả các lệnh đang mở VÀ đóng.
Điều này có nghĩa là khi bạn nhìn vào Balance (số dư) thì đó KHÔNG PHẢI là số tiền thực tế tại thời điểm đó của bạn.
Bởi vì Equity (vốn chủ sở hữu) bao gồm lãi hoặc lỗ hiện tại từ các giao dịch đang mở nên số tiền theo thời gian thực của bạn để thể hiện qua vốn chủ sở hữu. Balance (số dư) có thể rất lớn nhưng lại có Equity (vốn chủ sở hữu) rất nhỏ. Đây là khi các lệnh đang mở của bạn gánh một Unrealized (Floating) Losses (khoản lỗ chưa thực hiện (thả nổi)) lớn.
Ví dụ, nếu Balance (số dư) của bạn là 1000 USD, và bạn có một giao dịch đang mở với khoản lỗ thả nổi là 900 USD.
Lúc này Equity (vốn chủ sở hữu) của bạn chỉ còn 100 USD.
Tổng kết bài học
Trong bài học này, chúng ta đã học về những nội dung sau:
· Equity (vốn chủ sở hữu) là Balance (số dư tài khoản) cộng với Floating Profit (or Loss) (khoản lãi (hoặc lỗ) thả nổi) của tất cả các lệnh đang mở.
· Equity (vốn chủ sở hữu) thể hiện giá trị tại “thời gian thực” của tài khoản.
Ở bài học trước, chúng ta đã học về:
· Margin Trading (giao dịch ký quỹ) là gì? Tại sao cần phải nắm được cách thức hoạt động của tài khoản ký quỹ.
· Balance (số dư) là gì? Số dư tài khoản chính là số tiền bạn có trong tài khoản giao dịch.
· Unrealized and Realized P/L (Khoản lãi/lỗ chưa thực hiện và được thực hiện) là gì? Nắm được khoản lãi hoặc lỗ ảnh hưởng như thế nào tới số dư tài khoản của bạn?
· Margin (ký quỹ) là gì? Required Margin (ký quỹ bắt buộc) là số tiền để dành và “bị khóa” khi bạn mở một lệnh.
· Used Margin (ký quỹ đã được sử dụng) là gì? Used Margin (ký quỹ đã được sử dụng) là tổng số tiền ký quỹ hiện đang “bị khóa” để duy trì tất cả các lệnh đang mở.
Hãy chuyển sang phần tiếp theo để tìm hiểu về khái niệm Free Margin (ký quỹ còn dư).
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Sẽ có những ngày bạn hoàn toàn không hiểu tại sao thị trường không chuyển động theo tin tức hoặc hệ thống gặp vấn đề gì.
“Kiên nhẫn là mấu chốt của mọi thành công. Gà con là do ấp trứng mà có, đập vỡ trứng không thể có được gà con” Arnold H. Glasgow.
Bất cứ một nhà đầu tư sành sỏi nào trên phố Wall cũng sẽ nói với bạn rằng không có công thức chung nào cho việc giao dịch Forex. Không một hệ thống giao dịch nào có tỉ lệ chiến thắng 100% cả.
Mặc dù bạn đã học qua tất cả các bài học rồi nhưng hãy nhớ rằng hệ thống giao dịch hoạt động tốt hay không phụ thuộc vào bản thân trader.
EC Markets
OANDA
Pepperstone
FP Markets
VT Markets
GO MARKETS
EC Markets
OANDA
Pepperstone
FP Markets
VT Markets
GO MARKETS
EC Markets
OANDA
Pepperstone
FP Markets
VT Markets
GO MARKETS
EC Markets
OANDA
Pepperstone
FP Markets
VT Markets
GO MARKETS