简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Ở phần trước bạn đã nắm được cấu trúc tổng thể của thị trường ngoại hối, ở phần này hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn để biết chính xác ai là những người trong cấu trúc bậc thang đó.
Những người chơi trên thị trường ngoại hối
Ở phần trước bạn đã nắm được cấu trúc tổng thể của thị trường ngoại hối, ở phần này hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn để biết chính xác ai là những người trong cấu trúc bậc thang đó.
Một điều quan trọng là bạn phải hiểu được bản chất của thị trường ngoại hối giao ngay và ai là những người chơi chính trên thị trường này.
Cho đến cuối những năm 90, chỉ những “ông lớn” mới có thể bước chân vào sân chơi này.
Điều kiện đầu tiên để bạn có thể bắt đầu giao dịch được là chỉ khi bạn có khoảng mười đến năm mươi triệu đô.
Thị trường ngoại hối ban đầu chỉ dành cho các chủ ngân hàng và các tổ chức lớn, chứ không phải cho người thường.
Tuy nhiên nhờ có sự phát triển của internet mà các sàn môi giới ngoại hối trực tuyến hiện có thể cung cấp tài khoản giao dịch cho các nhà giao dịch “nhỏ lẻ” như chúng ta.
Ngay ở dưới đây là những người chơi chính trên thị trường ngoại hối:
1. Các ngân hàng lớn
Do thị trường ngoại hối giao ngay là thị trường phân cấp, nên chính các ngân hàng lớn nhất trên thế giới là người quyết định tỷ giá hối đoái.
Dựa trên lượng cung cầu về tiền tệ, những ngân hàng này chính là những người tạo ra sự chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán (spread).
Các ngân hàng lớn này được gọi chung là thị trường liên ngân hàng, đảm nhận một lượng giao dịch ngoại hối mỗi ngày cho các khách hàng của họ và cả chính họ.
Họ được biết đến là “những gã khổng lồ thay đổi cục diện cuộc chơi”.
Đối với những gã khổng lồ này, tên của trò chơi chính là khối lượng giao dịch và nó chiếm thị phần của họ trong dòng giao dịch tiền tệ.
Một số gã khổng lồ có thể kể đến như Citi, JPMorgan, UBS, Barclays, Deutsche Bank, Goldman Sachs, HSBC, và Bank of America.
2. Các công ty thương mại lớn
Các công ty này gia nhập vào thị trường ngoại hối với mục đích kinh doanh. Chẳng hạn như Apple phải đổi đồng đô la Mỹ lấy đồng yên Nhật để mua linh kiện điện tử từ Nhật Bản để sản xuất.
Vì khối lượng họ giao dịch nhỏ hơn nhiều so với khối lượng của thị trường liên ngân hàng, kiểu người chơi này thường giao dịch với các ngân hàng thương mại.
Hoạt động sáp nhập và mua lại giữa các công ty lớn cũng có thể tạo ra sự biến động trong tỷ giá hối đoái.
Trong các cuộc sáp nhập và mua lại xuyên quốc gia, nơi các công ty cần phải chuyển đổi tiền tệ rất nhiều, điều này có thể dẫn đến sự biến động lớn về giá cả tiền tệ
3. Các chính phủ và ngân hàng trung ương
Chính phủ và các ngân hàng trung ương như Ngân hàng Trung ương châu Âu, Ngân hàng Anh và Cục Dự trữ Liên bang cũng thường gia nhập vào thị trường ngoại hối.
Cũng giống như các công ty, chính phủ quốc gia gia nhập vào thị trường ngoại hối với mục đích giao dịch tài chính, thanh toán thương mại quốc tế và quản lý quỹ dự trữ ngoại hối của mình.
Trong khi đó, các ngân hàng trung ương tác động đến thị trường ngoại hối bằng việc điều chỉnh lãi suất để kiểm soát lạm phát.
Bằng cách này, họ có thể tác động đến việc định giá tiền tệ. Cũng có những trường hợp các ngân hàng trung ương can thiệp trực tiếp hoặc can thiệp bằng lời nói tới thị trường ngoại hối khi họ muốn điều chỉnh lại tỷ giá hối đoái.
Đôi khi các ngân hàng trung ương thấy tiền tệ của họ có giá quá cao hoặc quá thấp, vì thế họ bắt đầu các hoạt động mua/ bán lớn để thay đổi tỷ giá hối đoái.
4. Các nhà đầu cơ
Đầu cơ tiền tệ là việc mua và giữ ngoại tệ với hy vọng bán được đồng ngoại tệ đó với tỷ giá hối đoái cao hơn trong tương lai.
Những người này trái ngược với những người mua tiền tệ để bỏ vốn vào các khoản đầu tư nước ngoài hoặc để thanh toán cho các sản phẩm hoặc dịch vụ quốc tế.
“Bạn phải dấn thân vào để chiến thắng”
Đây có lẽ là câu thần trú của các nhà đầu cơ.
Đầu cơ trên thị trường ngoại hối là việc mua và bán tiền tệ nhằm mục đích kiếm lợi nhuận.
Các nhà đầu cơ quan tâm nhất đến sự biến động của giá cả.
Đây được gọi là hoạt động đầu cơ bởi vì nó đi kèm với sự không chắc chắn, vì không ai có thể biết chắc khi nào một cặp tiền tệ sẽ tăng giá hay giảm giá.
Các nhà giao dịch đánh giá khả năng có thể xảy ra của hai trường hợp này trước khi đặt lệnh giao dịch.
Ước tính các nhà đầu cơ này tạo ra gần 90% tổng khối lượng giao dịch, họ là những người chơi bao gồm đủ các thành phần.
Người có nhiều vốn, người có ít vốn nhưng tất cả họ bước chân vào thị trường ngoại hối chỉ đơn giản là để kiếm được càng nhiều tiền càng tốt.
Một khi bạn hoàn thành chương trình của Học viện WikiFX là bạn đã có thể tham gia cùng với những người này rồi.
Tất nhiên rồi, làm sao bạn có thể trở thành một người chơi lão luyện nếu không biết đến lịch sử của thị trường ngoại hối được chứ?
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Sẽ có những ngày bạn hoàn toàn không hiểu tại sao thị trường không chuyển động theo tin tức hoặc hệ thống gặp vấn đề gì.
“Kiên nhẫn là mấu chốt của mọi thành công. Gà con là do ấp trứng mà có, đập vỡ trứng không thể có được gà con” Arnold H. Glasgow.
Bất cứ một nhà đầu tư sành sỏi nào trên phố Wall cũng sẽ nói với bạn rằng không có công thức chung nào cho việc giao dịch Forex. Không một hệ thống giao dịch nào có tỉ lệ chiến thắng 100% cả.
Mặc dù bạn đã học qua tất cả các bài học rồi nhưng hãy nhớ rằng hệ thống giao dịch hoạt động tốt hay không phụ thuộc vào bản thân trader.
IC Markets Global
TMGM
HFM
STARTRADER
FP Markets
EC Markets
IC Markets Global
TMGM
HFM
STARTRADER
FP Markets
EC Markets
IC Markets Global
TMGM
HFM
STARTRADER
FP Markets
EC Markets
IC Markets Global
TMGM
HFM
STARTRADER
FP Markets
EC Markets