简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Mỗi sàn forex sẽ có các chiêu trò khác nhau để “dụ dỗ” nhà đầu tư mở tài khoản và nạp tiền giao dịch tại sàn. Một người ham lợi nhuận cao, muốn ngồi không vẫn có tiền là những người dễ mắc bẫy các sàn forex bị bắt, lừa đảo nhất. Tuy nhiên, cũng có một số sàn lừa đảo rất tinh vi, nếu không tìm hiểu kỹ lưỡng và thật sáng suốt thì cũng rất dễ mắc bẫy.
Mỗi sàn forex sẽ có các chiêu trò khác nhau để “dụ dỗ” nhà đầu tư mở tài khoản và nạp tiền giao dịch tại sàn. Một người ham lợi nhuận cao, muốn ngồi không vẫn có tiền là những người dễ mắc bẫy các sàn forex lừa đảo nhất. Tuy nhiên, cũng có một số sàn lừa đảo rất tinh vi, nếu không tìm hiểu kỹ lưỡng và thật sáng suốt thì cũng rất dễ mắc bẫy.
Dưới đây là một số điểm chung của các sàn forex lừa đảo, là dấu hiệu để các bạn dễ dàng nhận diện và tránh xa.
Không được cấp phép hoặc giả mạo giấy phép của cơ quan quản lý uy tín
Giấy phép từ các cơ quan quản lý forex như FCA, CySEC hay ASIC là bằng chứng xác thực nhất về độ tin cậy của sàn. Một broker không được cấp phép bởi những cơ quan này đồng nghĩa với việc hoạt động môi giới của họ không được kiểm soát chặt chẽ, dễ dàng có những hành vi gian lận đối với nhà đầu tư.
Một broker không được cấp phép từ các cơ quan uy tín thì chưa chắc broker đó là lừa đảo, nhưng tốt hơn hết, các bạn không nên giao dịch tại những broker này để đảm bảo an toàn cho tiền trong tài khoản và nếu có xảy ra tranh chấp hay broker mất khả năng thanh toán thì cũng còn có bên thứ ba giải quyết bồi thường.
Tuy nhiên, một broker giả mạo giấy phép của bất kỳ cơ quan nào thì chắc chắn rằng broker đó đang lừa đảo nhà đầu tư. Để nhận biết broker có đang giả mạo giấy phép hay không, các bạn nên vào website của cơ quan quản lý để kiểm tra, không nên vội vàng tin vào những hình ảnh hay đường link giấy phép mà broker cung cấp, vì những thứ này đều có thể dễ dàng làm giả được.
Nếu không tìm thấy bất kỳ thông tin nào về broker trên website của cơ quan quản lý hoặc broker đó bị chính cơ quan này đưa ra cảnh báo lừa đảo đến nhà đầu tư thì chắc chắn giấy phép mà sàn cung cấp là giả mạo.
Cung cấp thông tin không đầy đủ, thiếu minh bạch
Các broker uy tín đều luôn muốn “show” những giá trị tốt nhất của mình đến với khách hàng bằng cách cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến công ty, đội ngũ quản lý, giới thiệu các sản phẩm giao dịch, các loại tài khoản giao dịch, nền tảng và điều kiện giao dịch để trader tham khảo và đưa ra quyết định. Ngược lại, các broker lừa đảo thường cung cấp thông tin rất sơ sài trên website của mình, các bạn sẽ không biết được điều kiện giao dịch cụ thể, số tiền nạp tối thiểu là bao nhiêu, được giao dịch những loại sản phẩm nào… cho đến khi mở tài khoản, nạp tiền và chính thức đặt lệnh trên nền tảng giao dịch.
Dấu hiệu này rất dễ dàng để nhận biết, các bạn chỉ cần truy cập vào website của sàn và bắt đầu tìm hiểu tất cả những thông tin có trên website đó. Một cảm giác chung mà các broker lừa đảo thường đem lại cho bạn chắc chắn là sự ức chế, vì bạn sẽ chẳng thấy bất kỳ một thông tin nào liên quan đến việc trading mà quanh đi quẩn lại chỉ là vài ba dòng giới thiệu về thương hiệu, sứ mệnh… và thứ mà các bạn sẽ thấy nhiều nhất trên những website đó chính là các nút Mở tài khoản. Dù cho bạn có truy cập vào những nội dung nào thì cái nút đó vẫn sẽ xuất hiện.
Ngoài ra, các broker lừa đảo cũng thường hay giới thiệu đội ngũ quản lý ảo, các giải thưởng ảo. Để nhận biết điều này, các bạn có thể gõ tên của những chuyên gia mà sàn giới thiệu lên Google, đồng thời tìm kiếm hình ảnh của chuyên gia đó, nếu đúng là giả mạo thì những cái tên đó sẽ không tồn tại hoặc là những người không có liên quan gì đến trading. Với các giải thưởng mà sàn cung cấp, nếu không để tên tổ chức trao giải thì chắc chắn là lừa đảo, nếu có, các bạn có thể kiểm tra lại bằng nhiều cách, và một trong những cách đơn giản nhất chính là hỏi “chị Google”.
Cam kết lợi nhuận hấp dẫn
Các broker uy tín thường rất ít khi cung cấp cho khách hàng dịch vụ giao dịch ủy thác, tín hiệu giao dịch hay robot giao dịch, họ sẽ tập trung cung cấp cho trader những kiến thức chuẩn nhất về forex, trading để trader có thể tự giao dịch một cách tốt nhất. Ngược lại, các broker lừa đảo thường sẽ PR dịch vụ giao dịch hộ, tín hiệu giao dịch và robot giao dịch tự động với cam kết lợi nhuận cao ngất ngưởng.
Ai đã từng giao dịch forex cũng đều hiểu rằng thị trường này rất rủi ro, lợi nhuận cao luôn đi kèm với rủi ro cao. Nếu broker cam kết lợi nhuận cao nhưng với rủi ro thấp thì chắc chắn là rất đáng nghi ngờ.
Một trong những chiêu trò của các broker lừa đảo chính là chọn một người nào đó (nếu hoạt động ở Việt Nam thì sẽ chọn người Việt) và bắt đầu xây dựng hình ảnh người đó thành một trader chuyên nghiệp, với vẻ bề ngoài hào nhoáng, đi xe sang, dùng dế xịn… thường xuyên post những status triết lý làm giàu, show tài khoản vài nghìn đô… để chiêu mộ người khác vào đội nhóm của mình. Hình thức lừa đảo kiểu này xảy ra rất nhiều và thường xuyên. Tất nhiên cũng sẽ có những người họ thật sự thành công và muốn giúp đỡ người khác nhưng số đó là rất hiếm và thường họ sẽ ít khi quảng bá cho một broker nào, ngược lại, những thành phần lừa đảo thì lại rất thần thánh hóa broker của mình.
Gọi điện để mời mở tài khoản giao dịch tại sàn
Có bao giờ bạn bất ngờ vì nhân viên của một sàn forex nào đó gọi điện cho bạn và giới thiệu về chương trình giao dịch ủy thác, tư vấn đặt lệnh hay mời bạn mở tài khoản giao dịch chưa? Vậy bạn có thắc mắc tại sao sàn đó lại có thông tin của bạn không? Đơn giản thôi, thông tin cá nhân của bạn đã được một tổ chức nào đó mà bạn đã từng đăng ký thông tin và bán lại cho broker. Các broker uy tín họ không cần phải cực khổ đi tìm khách hàng mà khách hàng sẽ tự tìm đến họ. Trong khi các broker dỏm thì tìm mọi cách có được thông tin khách hàng, rồi gọi điện, nhắn tin, gửi mail… với tần suất dày đặc và có thể nói là họ đang làm phiền đến bạn. Nếu bạn tò mò với những thông tin mà họ cung cấp thì rất có thể ngay sau đó, bạn sẽ “dính bẫy”.
Bị nhiều trader phàn nàn, thậm chí tố cáo lừa đảo
Việc các broker cạnh tranh với nhau là điều hết sức bình thường, và tất nhiên sẽ có trường hợp broker này “thuê” người tố cáo broker kia nhưng đối với các broker uy tín lâu năm thì sẽ không có một đối thủ nào muốn làm điều đó vì một vài bài viết tố cáo không căn cứ sẽ chẳng thể làm mất đi lòng tin của trader đối với các broker uy tín này.
Ngược lại, với một broker lừa đảo sẽ bị dính rất nhiều phốt từ các nhà đầu tư, trên khắp các diễn đàn, các trang mạng xã hội. Để kiểm chứng điều này, các bạn có thể tìm kiếm trên Google với các từ khóa như “tên broker + review”, “tên broker + lừa đảo”…
Đó là một số dấu hiệu ban đầu nhận biết các broker lừa đảo khi các bạn bắt đầu tìm hiểu về một broker. Tuy nhiên, sẽ có một vài trường hợp các broker tinh vi hơn trong khâu quảng bá thương hiệu, trader khó lòng phát hiện ra những dấu hiệu lừa đảo như trên, để đến khi nạp tiền và giao dịch thì mới bắt đầu có những biểu hiện đáng ngờ. Đó là các chiêu trò mà broker sử dụng để khiến cho trader thua sạch tiền trong tài khoản, thậm chí chiếm đoạt tiền một cách trắng trợn.
2. Các chiêu trò chiếm đoạt tiền của sàn forex lừa đảo
Thứ nhất, phí giao dịch quá cao
Thiếu thông tin là một vấn đề cực kỳ nguy hiểm. Như đã nói ở trên, các broker lừa đảo thường không cung cấp các thông tin về điều kiện giao dịch và khi các bạn đã lỡ sa bẫy thì một trong những chiêu trò mà broker ăn chặn tiền của bạn chính là tính phí giao dịch rất cao, hoặc là tăng phí hoa hồng trên mỗi lệnh, hoặc là báo giá với chênh lệch spread cực kỳ cao, hoặc là tăng phí giao dịch qua đêm swap, thậm chí cả 3 mà không hề có bất kỳ thông báo nào. Với các broker uy tín, mỗi lần sàn thay đổi các loại chi phí sẽ thông báo cho trader qua email.
Thứ hai, nền tảng giao dịch có vấn đề
Trì hoãn lệnh, báo giá lại, nền tảng “co giật”, gặp sự cố bất ngờ… chính là những chiêu trò mà broker can thiệp lên nền tảng giao dịch để tác động đến lệnh của trader, tiền trong tài khoản đã bị trừ nhưng lệnh thì không thấy đâu, hoặc tự động đóng lệnh và báo thua lỗ cho trader…
Thứ ba, hệ thống thanh toán có vấn đề
Một trong những dấu hiệu lừa đảo thấy rõ nhất ở các broker chính là việc gây khó dễ cho trader ở khâu rút tiền và thời gian rút tiền rất lâu. Tiền nạp vào tài khoản thì rất nhanh, nhưng rút ra thì lại vô cùng khó, kéo dài đến 5, 6 ngày, có khi đến vài chục ngày. Có một số broker còn đưa ra lý do bảo trì hệ thống thanh toán hay nghi ngờ có kẻ khác đang xâm nhập vào tài khoản của trader để ngăn không cho họ rút tiền.
Tất cả những chiêu trò lừa đảo đó chỉ được phát giác khi các bạn đã thực sự tham gia giao dịch tại sàn, lúc này, ít hay nhiều thì các bạn cũng đã bị mất tiền. Chính vì vậy, tốt nhất vẫn là tránh ngay từ đầu. Và cách tốt nhất chính là xem các review của những trader đi trước về các vấn đề nạp, rút tiền, nếu thấy có quá nhiều review xấu, cảnh báo thì nên tránh xa.
3. Danh sách các sàn forex lừa đảo
Dưới đây là danh sách các sàn forex đã bị tố cáo hoặc có dấu hiệu lừa đảo để các bạn có thể tránh xa mà không cần mất nhiều thời gian tìm hiểu.
FX Trading Markets
Giả mạo FXTM và bị broker uy tín này đưa ra cảnh báo lừa đảo
Lấy lý do nâng cấp sàn để giữ tiền nhà đầu tư
Là một forex broker nhưng mô hình lại giống một sàn BO
Huy động vốn thông qua hệ thống đa cấp
Liber Forex
Giả mạo giấy phép của IFSC
Cam kết lợi nhuận 16%/tháng
Xây dựng mô hình lừa đảo đa cấp Ponzi
Bị cảnh báo bởi Bộ Công Thương Việt Nam
GGTrade
Giả mạo giấy phép của FMA New Zealand và bị cơ quan quản lý này cảnh báo
Ủy thác giao dịch với cam kết lợi nhuận cao, rủi ro thấp
OT Capital
Bị cảnh báo bởi cơ quan quản lý uy tín ASIC
Không cho nhà đầu tư rút tiền
EU Capital
Bị cảnh báo bởi cơ quan quản lý uy tín FCA
Thường xuyên xảy ra hiện tượng giãn spread
Không cho nhà đầu tư rút tiền vì giao dịch với khối lượng “không đủ lớn”
Đưa ra nhiều lý do, đổ lỗi cho trader để họ không thể rút tiền nhưng lại làm mọi cách để trader “bắt buộc” phải nạp tiền nếu muốn rút được tiền.
ECN Capital
Bị cảnh báo bởi các cơ quan quản lý forex uy tín thế giới như FINMA, CySEC, FMA New Zealand
Nhà đầu tư không thể rút được tiền, hoặc yêu cầu trả thêm phí nếu muốn rút tiền
BlueTrading
Bị cảnh báo bởi FCA
Gặp nhiều khó khăn trong quá trình rút tiền
Bắt trader trả thêm các khoản phí không có trong điều khoản giao dịch để rút tiền nhưng tiền thì vẫn không thể rút được.
Multiply Markets
Không có giấy phép
Không cung cấp tài khoản Demo
Chi phí giao dịch rất cao
Gây khó khăn khi rút tiền
GCE Capitals
Bị cảnh báo bởi FCA
Cung cấp thông tin không minh bạch
GCFX
Bị Dukascopy – Thành viên của Ngân hàng Thụy Sĩ lên tiếng cảnh báo
Giả mạo giấy phép của nhiều cơ quan quản lý như FCA, FINMA
Xây dựng hệ thống đa cấp Ponzi
Cam kết lợi nhuận cực kỳ hấp dẫn
Ngoài ra còn có hàng trăm sàn forex lừa đảo hoặc có dấu hiệu lừa đảo khác nữa, các bạn cũng không thể nhớ được hết tất cả những broker đó, mà điều quan trọng là cần phải thật sáng suốt, tìm hiểu thật kỹ về sàn và xem đánh giá từ các trader có kinh nghiệm khi bạn được ai đó giới thiệu một broker bất kỳ.
4. Làm gì khi đã lỡ tham gia giao dịch trên một broker lừa đảo?
Khi đã nhận thấy các dấu hiệu lừa đảo từ broker mà bạn đang giao dịch thì tốt nhất là ngưng tất cả các giao dịch lại và tiến hành rút tiền càng sớm càng tốt. Đừng bao giờ nạp thêm bất kỳ khoản tiền hoặc khoản phí nào mà sàn yêu cầu để được rút tiền, điều đó thật phi lý. Một khi sàn đã cố tình không để cho bạn rút được tiền thì có lý nào khi nạp thêm tiền vào thì mới rút được. Đặc biệt là khi nhân viên của sàn khuyến khích bạn nạp thêm tiền để mua tín hiệu hoặc robot giao dịch tự động của họ để gỡ thua, thì đó chỉ là chiêu trò của sàn để bạn phải mất nhiều tiền hơn mà thôi.
Một khi bạn đã cố gắng rút tiền nhưng vẫn không được thì hãy xác định là bạn đã mất số tiền đó, sẽ chẳng có một cơ quan nào đứng ra bảo vệ hay bồi thường cho bạn vì những broker lừa đảo này không bao giờ có được giấy phép từ các tổ chức quản lý forex uy tín.
Hãy chấp nhận sự thật và sáng suốt hơn để lựa chọn một broker khác uy tín hơn, tốt hơn.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Lợi tức Kho bạc Hoa Kỳ nhích cao hơn vào sáng thứ Ba, trước cuộc họp chính sách tháng 12 của Cục Dự trữ Liên bang.
Theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank, động thái được dự đoán rộng rãi của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhằm đẩy nhanh việc chấm dứt chương trình mua trái phiếu không có khả năng dẫn đến biến động trên thị trường châu Á, theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank.
Giá cổ phiếu tương lai tăng nhẹ trong phiên giao dịch qua đêm hôm Chủ nhật sau khi S&P 500 ghi nhận tuần tốt nhất kể từ tháng 2 ở mức đóng cửa kỷ lục mới, phục hồi sau đợt bán tháo lớn do lo ngại về biến thể omicron coronavirus.
Tờ Bloomberg đưa tin, hàng loạt bài bình luận từ các tổ chức hàng đầu của Trung Quốc cho thấy các nhà chức trách đang đẩy mạnh nỗ lực đưa ra thông điệp quốc tế về sự sụp đổ của Evergrande Group. Điều đáng nói là việc này được tiến hành ngay cả khi bản thân công ty bất động sản này vẫn giữ im lặng về tình trạng vỡ nợ của mình.
FBS
IQ Option
Octa
ATFX
VT Markets
STARTRADER
FBS
IQ Option
Octa
ATFX
VT Markets
STARTRADER
FBS
IQ Option
Octa
ATFX
VT Markets
STARTRADER
FBS
IQ Option
Octa
ATFX
VT Markets
STARTRADER