简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Bước đặt lệnh cắt lỗ có lẽ cũng quan trọng không kém so với bước vào lệnh hay chốt lời.
Bước đặt lệnh cắt lỗ có lẽ cũng quan trọng không kém so với bước vào lệnh hay chốt lời.
Bạn không nên vào lệnh dựa trên các mức Fib mà không xác định trước điểm thoát ra.
Có những nhà giao dịch thậm chí bị cháy tài khoản và đổ lỗi cho Fibonacci và nguyền rủa tên của ông bằng tiếng Ý.
Trong bài học này, bạn sẽ học được một số kỹ thuật để đặt điểm cắt lỗ khi sử dụng các mức Fib tin cậy.
Dưới đây là những cách đơn giản đặt điểm cắt lỗ và nguyên lý đằng sau mỗi phương pháp ấy.
Phương pháp 1: Đặt điểm cắt lỗ ngay sau mức Fib tiếp theo
Phương pháp đầu tiên là đặt điểm dừng lỗ ngay sau mức Fibonacci tiếp theo.
Nếu bạn dự định vào lệnh ở mức Fib 38,2%, thì bạn có thể đặt điểm cắt lỗ ngay sau mức 50%.
Nếu bạn cảm thấy mức 50% có khả năng sẽ giữ vững, bạn nên đặt điểm cắt lỗ ngay sau mức 61,8% và cứ tiếp tục như vậy. Thật đơn giản phải không?
Hãy cùng nhìn lại đồ thị 4 giờ của cặp tiền EUR/USD mà chúng ta đã đề cập trong bài học về Fibonacci retracement (Fibonacci thoái lui).
Nếu bạn vào lệnh bán ở mức 50%, bạn có thể đặt lệnh cắt lỗ ngay trên mức Fib 61,8%.
Nguyên lý đằng sau phương pháp đặt điểm cắt lỗ này là dựa trên giả định rằng mức 50% sẽ là một điểm kháng cự. Do vậy, nếu giá tăng vượt quá điểm này nghĩa là giao dịch này đã đi chệch dự tính của bạn.
Vấn đề với phương pháp đặt điểm cắt lỗ này là kết quả sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào việc điểm vào lệnh có hoàn hảo hay không.
Nếu đặt điểm cắt lỗ ngay sau mức Fibonacci retracement (Fibonacci thoái lui) tiếp theo thì tức là bạn thực sự tự tin rằng vùng hỗ trợ hoặc kháng cự sẽ được giữ vững. Và như đã nêu trong bài học trước, các công cụ vẽ cũng không thể đo được chính xác từng chi tiết.
Thị trường bất cứ lúc nào cũng có thể tăng vọt, chạm điểm cắt lỗ rồi cuối cùng dịch chuyển theo đúng hướng bạn dự tính. Khi gặp tình cảnh này, các nhà giao dịch thường tức giận vì hoàn cảnh trớ trêu này.
Lưu ý rằng tình huống này có thể xảy ra, và đôi khi xảy ra vài lần liên tiếp nhau, vì thế hãy đảm bảo bạn đặt lệnh cắt lỗ nhanh chóng và để cho những lệnh đang “xanh” tiếp tục sinh lời.
Tốt hơn hết bạn nên sử dụng phương pháp đặt lệnh cắt lỗ này cho các giao dịch ngắn hạn trong ngày.
Phương pháp 2: Đặt lệnh cắt lỗ sau mức Swing High/Low (Đỉnh/Đáy đảo chiều) gần nhất
Nếu bạn muốn an toàn hơn chút, có một cách khác để đặt điểm cắt lỗ là đặt điểm đó ngay sau mức Swing High/Low (đỉnh/đáy đảo chiều) gần nhất.
Ví dụ, khi giá có xu hướng tăng và bạn đang ở vị thế mua, bạn có thể đặt lệnh cắt lỗ ngay dưới mức Swing Low (đáy đảo chiều) gần nhất, mức này đóng vai trò như một mức hỗ trợ tiềm năng.
Khi giá có xu hướng giảm và bạn đang ở vị thế bán, bạn có thể đặt điểm cắt lỗ ngay trên mức Swing High (đỉnh đảo chiều), mức này đóng vai trò như một mức kháng cự tiềm năng.
Phương pháp đặt lệnh cắt lỗ này sẽ giúp giao dịch của bạn có thêm không gian để dao động, và tăng thêm cơ hội để thị trường có thể chuyển hướng có lợi cho bạn.
Nếu giá thị trường vượt quá Swing Hight (đỉnh đảo chiều) hoặc Swing Low (đáy đảo chiều), từ đó có thể thấy rằng xu hướng đảo chiều đã xuất hiện.
Điều này có nghĩa là giao dịch đã đi chệch với dự tính của bạn và bạn đã quá trễ để quay đầu lại.
Việc đặt điểm cắt lỗ với cách biệt lớn hơn có thể sẽ phát huy tốt hiệu quả đối với các giao dịch dài hạn, giao dịch theo song giá, và bạn cũng có thể kết hợp phương pháp cắt lỗ này với phương pháp “scaling in” (thêm vị thế), bạn sẽ được học trong các bài học sau.
Dĩ nhiên với điểm cắt lỗ lớn hơn, bạn cũng cần phải nhớ điều chỉnh kích thước lệnh tương ứng.
Nếu bạn cứ tiếp tục giao dịch với cùng một kích thước lệnh như thế, bạn sẽ bị lỗ rất nặng, nhất là khi bạn vào lệnh tại một trong các mức Fib trước đó.
Điều này cũng có thể khiến tỷ lệ lợi nhuận trên rủi ro (tỷ lệ lời/lỗ) không còn ở mức tối ưu, vì khi đó khoảng cắt lỗ quá lớn đến mức không tương xứng với lãi tiềm năng.
Vậy đặt điểm cắt lỗ nào mới tốt hơn?
Thực tế là cũng giống như khi kết hợp công cụ Fibonacci retracement (Fibonacci thoái lui) với mức hỗ trợ và kháng cự, đường xu hướng và nến Nhật để tìm điểm vào lệnh tốt, tốt nhất bạn nên tận dụng kiến thức của mình về các công cụ này để phân tích điều kiện thị trường hiện tại để giúp bạn chọn được điểm cắt lỗ phù hợp.
Bạn nên hạn chế phụ thuộc vào các mức Fibonacci để tìm ra các điểm hỗ trợ và kháng cự làm cơ sở để đặt lệnh cắt lỗ.
Hãy nhớ rằng, việc đặt lệnh cắt lỗ không đảm bảo được bất cứ điều gì.
Nhưng nếu bạn có thể xoay chuyển tỷ lệ cược có lợi cho mình nhất bằng cách kết hợp nhiều công cụ với nhau, bạn có thể xác định được điểm thoát lệnh tốt hơn, từ đó giao dịch của bạn sẽ có nhiều không gian để dao động để có được tỷ lệ lời/lỗ khả quan hơn.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Sẽ có những ngày bạn hoàn toàn không hiểu tại sao thị trường không chuyển động theo tin tức hoặc hệ thống gặp vấn đề gì.
“Kiên nhẫn là mấu chốt của mọi thành công. Gà con là do ấp trứng mà có, đập vỡ trứng không thể có được gà con” Arnold H. Glasgow.
Bất cứ một nhà đầu tư sành sỏi nào trên phố Wall cũng sẽ nói với bạn rằng không có công thức chung nào cho việc giao dịch Forex. Không một hệ thống giao dịch nào có tỉ lệ chiến thắng 100% cả.
Mặc dù bạn đã học qua tất cả các bài học rồi nhưng hãy nhớ rằng hệ thống giao dịch hoạt động tốt hay không phụ thuộc vào bản thân trader.
FBS
Octa
EC Markets
FOREX.com
Pepperstone
FXTM
FBS
Octa
EC Markets
FOREX.com
Pepperstone
FXTM
FBS
Octa
EC Markets
FOREX.com
Pepperstone
FXTM
FBS
Octa
EC Markets
FOREX.com
Pepperstone
FXTM