简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Khóa học này sẽ giúp bạn làm quen các công cụ phổ biến trong phân tích kỹ thuật nhằm giúp kho kiếm thuật của bạn trở nên phong phú và đa dạng.
Khóa học này sẽ giúp bạn làm quen các công cụ phổ biến trong phân tích kỹ thuật nhằm giúp kho kiếm thuật của bạn trở nên phong phú và đa dạng.
Công cụ giao dịch của trader là những gì?
Đơn giản!
Hãy tưởng tượng việc giao dịch tương tự như xây dựng một ngôi nhà.
Bạn sẽ không tháo đinh vít bằng một chiếc búa hay dùng cưa tròn để vặn ốc.
Từng loại dụng cụ phù hợp với tuỳ từng trường hợp.
Việc giao dịch cũng như vậy. Mỗi loại công cụ giao dịch phù hợp với từng hoàn cảnh, từng thời điểm thị trường đặc thù.
Vì vậy, bạn trang bị càng nhiều công cụ, bạn càng có thể nhập cuộc tốt hơn với thị trường Forex liên tục biến động.
Hay nếu bạn muốn tập trung vào một số thị trường hoặc công cụ giao dịch cụ thể cũng rất thú vị.
Điều này giống như việc có một chuyên gia lắp đặt hệ thống điện hoặc hệ thống ống nước trong nhà vậy.
Vì vậy, việc trở thành một chuyên gia về Dải băng Bollinger hay Đường trung bình động cũng ngầu không kém.
Có hàng triệu cách khác nhau để lấy thu lợi nhuận từ biến động pips!
Hãy coi các chỉ báo khác nhau như những công cụ hữu ích. Bạn không nhất thiết phải ứng dụng bất cứ chỉ báo nào, nhưng việc sở hữu nhiều tuỳ chọn khi giao dịch thật tuyệt vời, phải không?
Còn chần chừ gì nữa, hãy khởi động với bài học về Bollinger Bands nào!
Bollinger Bands
Bollinger, một chỉ báo kỹ thuật được phát triển bởi John Bollinger, dùng để đo lường biến động thị trường và xác định các mức quá mua (overbought) hoặc quá bán (oversold).
Cơ bản thì công cụ xác định khi thị trường ồn ào hoặc thị trường đang sóng yên biển lặng.
Khi thị trường sóng yên biển lặng, dải biên nằm gần nhau. Ngược lại, thị trường vào giai đoạn biến động, dải biên sẽ mở rộng và cách xa nhau.
Nhìn vào biểu đồ bên dưới, ta thấy Bollinger Bands (BB) phản ánh theo mức giá của biểu đồ
Hãy quan sát kỹ. Khi thị trường ít biến động, dải bolliger khép lại, nhưng đến khi tỉ giá lên cao, dải bolliger trải rộng ra.
Các dải biên trên và dưới đo lường sự biến độnghoặc mức độ thay đổi của giá theo thời gian.
Các dải biên điều chỉnh tự động theo điều kiện thị trường do Bollinger Bands đo lường sự biến động.
Bạn không cần thiết phải tìm hiểu hết những thông tin về lịch sử của Bollinger Bands, công thức tính toán,…
Bạn chỉ cần xem những thông tin ngắn gọn dưới đây!
Dải Bollinger là gì?
Bollinger Bands có cấu tạo gồm 3 dải:
Upper Band: Dải biên trên
Middle Line: Đường trung bình động
Lower Band: Dải biên dưới
Đường giữa (Middle line) của chỉ báo là đường trung bình động đơn giản (SMA).
Hầu hết các biểu đồ mặc định là 20 phiên. Đây là số phiên thông thường mà đa số trader sử dụng; dĩ nhiên bạn có thể tùy chỉnh theo cá nhân và thử nghiệm với các độ dài trung bình động khác nhau sau khi tích luỹ được một chút kinh nghiệm sử dụng Dải Bollinger.
Dải biên trên và dưới, theo mặc định, biểu thị độ lệch chuẩn của giá. Độ lệch chuẩn hiện tại là 2.0.
Nếu bạn đang lăn tăn vì chưa hiểu rõ về độ lệch chuẩn.
Đừng lo lắng quá.
Khái niệm độ lệch chuẩn (SD) chỉ là thước đo mức độ dàn trải của các con số.
Nếu các dải biên trên và dải biên dưới là 1 độ lệch chuẩn, tương đương với khoảng 68% các biến động giá gần nhất thuộc các dải này.
Nếu dải biên trên và dải biên dưới là 2 độ lệch chuẩn, nghĩa là khoảng 95% các động thái giá gần nhất đều thuộc các dải này.
Hãy quan sát hinh ảnh dưới đây.
Ta thấy rằng nếu bạn áp dụng giá trị SD cho các dải băng càng cao thì càng nhiều vùng giá thuộc dải băng đó.
Khi đã làm quen với Bollinger Bands, bạn nên thử các độ lệch chuẩn khác nhau.
Nhìn chung, bạn không cần quan tâm đến những điều này mà nên tập trung vào một số phương pháp để áp dụng chỉ báo này vào giao dịch thực tế.
Lưu ý: Nếu bạn thực sự muốn tìm hiểu về các tính toán của Bollinger Bands, hãy đọc cuốn sách của John Bollinger.
Hiện tượng bật lại từ dải băng – Bollinger Bounce
Một điều bạn cần biết về Bollinger Bands là giá thường có xu hướng quay trở lại vùng trung tâm của dải băng.
Đó chính là ý tưởng chủ đạo bên dưới của Bollinger Bounce – giao dịch với việc bật lại từ dải băng trên hoặc dưới.
Hãy xem ví dụ và đoán xem giá sẽ đi đâu tiếp theo.
Nếu bạn trả lời là “giảm” thì bạn đã đúng. Như bạn thấy, giá bật lại và giảm về vùng trung tâm của dải băng.
Điều mà bạn vừa xem ở trên là cơ bản của việc bật lại từ dải băng Bollinger. Nguyên nhân của việc bật lại này là bởi vì dải băng này đóng vai trò như những kháng cự và hỗ trợ động.
Bạn sử dụng khung thời gian càng lớn thì hỗ trợ và kháng cự từ dải băng càng mạnh. Nhiều người giao dịch đã phát triển hệ thống giao dịch dựa trên yếu tố này. Hệ thống giao dịch này sử dụng tốt nhất khi thị trường không có xu hướng và đang đi ngang.
Bạn chỉ nên giao dịch theo cách này khi giá không có xu hướng.
Vì vậy, hãy lưu ý đến độ RỘNG của các dải băng.
Hãy tránh thực hiện giao dịch khi BB mở rộng tạo thành xu hướng bởi vì khi đó giá không di chuyển trong một phạm vi mà đang ở trong XU HƯỚNG!
Thay vào đó, hãy giao dịch khi các dải ổn định hoặc thậm chí đang co lại.
Vậy nếu thị trường bắt đầu có xu hướng thì giao dịch như thế nào?Bollinger Bands thắt nút cổ chai – Bollinger Squeeze
“Bollinger Squeeze” là một khái niệm khá dễ hiểu. Khi dải băng này co lại với nhau, thường sau đó sẽ là một giai đoạn bùng nổ và giá thoát đi rất nhanh.
Nếu cây nến bắt đầu thoát đi – break out – đỉnh trên của dải băng, thường giá sẽ tiếp tục đi lên tiếp.
Nếu giá phá đỉnh dưới của dải băng thì khả năng giá sẽ giảm tiếp.
Nhìn ví dụ bên trên, bạn có thể thấy dải băng bóp lại. Giá mới bắt đầu phá lên đỉnh trên của dải băng. Bạn có thể dự đoán được là giá sẽ đi đâu không?
Nếu bạn trả lời là “tăng”, thì đây hoàn toàn lại là một đáp án chính xác!
Đây chính là phương thức hoạt động của dải băng thắt nút cổ chai.
Chiến thuật giao dịch này được dùng để giúp bạn bắt được sự biến động một cách nhanh chóng.
Hiện tượng dải băng thắt nút cổ chai không diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên, trader có thể bắt gặp Bolinger Squeeze vài lần một tuần nếu quan sát biểu đồ 15 phút.
Có nhiều thứ nữa mà bạn có thể làm cùng với Bollinger Bands, nhưng trên đây chính là 2 chiến thuật giao dịch phổ biến nhất.
Hãy thử ứng dụng chỉ báo này như một công cụ giao dịch và quan sát sự thay đổi về giá đối với cả ba dải. Khi bạn đã thành thục sử dụng Bollinger Bands, hãy thử thay đổi một số thông số.
Đã đến lúc bạn nên thêm Bollinger Bands vào bộ sưu tập công cụ giao dịch của mình trước khi chuyển sang chỉ báo tiếp theo.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Sẽ có những ngày bạn hoàn toàn không hiểu tại sao thị trường không chuyển động theo tin tức hoặc hệ thống gặp vấn đề gì.
“Kiên nhẫn là mấu chốt của mọi thành công. Gà con là do ấp trứng mà có, đập vỡ trứng không thể có được gà con” Arnold H. Glasgow.
Bất cứ một nhà đầu tư sành sỏi nào trên phố Wall cũng sẽ nói với bạn rằng không có công thức chung nào cho việc giao dịch Forex. Không một hệ thống giao dịch nào có tỉ lệ chiến thắng 100% cả.
Mặc dù bạn đã học qua tất cả các bài học rồi nhưng hãy nhớ rằng hệ thống giao dịch hoạt động tốt hay không phụ thuộc vào bản thân trader.
IC Markets Global
XM
Tickmill
GO MARKETS
HFM
STARTRADER
IC Markets Global
XM
Tickmill
GO MARKETS
HFM
STARTRADER
IC Markets Global
XM
Tickmill
GO MARKETS
HFM
STARTRADER
IC Markets Global
XM
Tickmill
GO MARKETS
HFM
STARTRADER